Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Vì sao có cây thông NôEn?

Ngày Noel thì không thể thiếu cây thông NôEn với những trái châu hay những món quà lấp lánh treo lủng lẳng trên cành thông xanh lá, Nhưng không phải ai cũng biết vì sao lại có cây thông trong ngày noel và nó bắt nguồn từ đâu?

 Vì sao có cây thông NôEn?

Tiếng NôEn mà người Việt ta thường dùng bắt nguồn từ chữ Pháp là “Noel” và có nghĩa là Giáng Sinh. Cây NôEn có tên bằng tiếng Anh là Christmas Tree. Cây NôEn thường là cây thông nhân tạo làm bằng nilông (nylon) hay là cây thông thật được chặt ở rừng đem về nhà. Người ta trang trí cây thông này bằng dây đèn đủ màu cùng với các đồ trang hoàng khác như giấy bạch kim để giả làm tuyết phủ, kẹo xanh trắng đỏ có hình cây gậy batoong (candy canes), các gói quà giả, các quả bóng nhỏ đủ màu làm bằng thủy tinh, hình thiên thần, và cây thánh giá, v.v. Cây thông sau khi được trang hoàng như thế có tên là cây NôEn. Dưới chân cây NôEn người ta có các món qua tang do những người trong gia đình mua để tặng cho nhau. Cây NôEn là một thứ không thể thiếu được trong mùa Giáng Sinh.

Việc dùng cành thông và vòng hoa kết bằng lá xanh (wreath) treo ở mặt ngoài cánh cửa nhà để biểu lộ sự ước mong vĩnh cửu cho đời sống con người là cổ tục của người Ai Cập (Egyptian), Trung Hoa, và Do Thái. Việc tôn thờ cây thông và vòng hoa rất được thông dụng ở Châu Âu đối với người không theo đạo Thiên Chúa. Tục lệ này vẫn còn tồn tại sau khi họ nhập đạo Thiên Chúa. 

Vì sao có cây thông NôEn?
 
Người ở các nước Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy, gọi chung là người Scandinavian, thường trang hoàng nhà cửa và vựa lúa với các loại cây vạn niên thanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỉ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh. Phong tục này còn có ở Đức. Người ta đặt cây NôEn ngay ở lối ra vào hay ở trong nhà vào những ngày nghỉ lễ giữa mùa đông.

Cây Nô En hiện đại ngày nay có được là do phong tục của Tây Đức. Cái khung cảnh chính của vở kịch nổi tiếng hồi trung cổ về sự tích Ông Adam và Bà Eve là một cây thông có treo những quả táo gọi là Cây Thiên Đàng tượng trưng cho Vườn Địa Đàng (Garden of Eden). Người Đức dựng Cây Thiên Đàng (Paradise Tree) trong nhà vào ngày 24 tháng 12, ngày hội tôn giáo, để kỷ niệm Ông Adam và Bà Eve. Người ta treo những miếng bánh bít qui (biscuit) gọi là wafers trên Cây Thiên Đàng tượng trưng cho dấu hiệu của Chúa Jesus đứng ra chuộc tội cho nhân-loại. Sau này người ta thay thế bánh Wafers bằng bánh cúcki (cookie) có đủ hình dáng khác nhau. Cả những cây đèn cầy hay nến cũng được dùng làm biểu tượng của Chúa đứng ra chuộc tội cho nhân loại.

 Vì sao có cây thông NôEn?

Trong cùng một phòng có trưng bày cây NôEn vào mùa Giáng Sinh, người ta còn dựng một Kim Tự Tháp Giáng Sinh (Christmas Pyramid). Đây là một cấu-trúc bằng gỗ hình tam giác với các kệ để đồ (shelves). Bên trên các kệ này có bày các pho tượng nhỏ và trang trí bằng cây vạn niên thanh, đèn cầy, và một ngôi sao. Vào khoảng thế kỷ thứ 16 thì Christmas Pyramid và Paradise Tree được kết hợp lại thành cây NôEn (Chistmas Tree). Phong tục này đã được thịnh hành trong giáo phái Tân Giáo của Luther ở Đức vào thế kỷ thứ 18. Nhưng mãi tới một thế kỷ sau đó, cây NôEn mới ăn rễ sâu vào truyền thống của người Đức.

Vì sao có cây thông NôEn?

Cây NôEn được du nhập vào đất Anh từ đầu thế kỷ thứ 19 và rất được thịnh hành vào giữa thế kỷ đó. Sở dĩ được như vậy là nhờ công của Hoàng Tử Albert, chồng Nữ Hoàng Victoria. Ở Anh, vào thời đó, người ta gọi cây NôEn là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn cầy, kẹo, cùng các thứ bánh đặc biệt treo ở cành cây bằng dây băng (ribbon) hay dây giấy đủ màu.

Phong tục trưng bay cây NôEn vào dịp Giáng Sinh đã được những người di dân gốc Đức mang vào Bắc Mỹ từ đầu thế kỷ thứ 17. Sau đó cây NôEn được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây NôEn còn thịnh hành ở Austria, Switzerland, Poland, và Holland trong giai đoạn này. Ở Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam, phong tục trưng bày cây NôEn là do các nhà truyền giáo Âu Tây mang vào từ thế kỷ thứ 19 và 20.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét